Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp đôi
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.Bình Định và Viettel hợp tác chuyển đổi số
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của TP.Phan Thiết (Bình Thuận), nạn nhân bị đuối nước tử vong là em V.K, học sinh lớp 12 Trường THPT Xuân Thọ thuộc H.Xuân Lộc, Đồng Nai. Sáng ngày 15.2, em V.K cùng đoàn học sinh giỏi và giáo viên của nhà trường đi tham quan ở Mũi Né.Trong quá trình vui chơi, em V.K đã cùng nhóm bạn bè (khoảng 8 người) xuống tắm biển ở khu vực bãi sau Mũi Né (thuộc KP.5, P.Mũi Né, TP.Phan Thiết). Khi tắm biển thì nhóm học sinh này bị đuối nước, sóng cuốn ra xa. Một số em bơi được vào bờ; học sinh khác thì được quăng phao cứu hộ hoặc người tắm biển cứu, đưa vào bờ. Riêng em V.K bị chìm do gặp dòng nước mạnh. Mặc dù cano cứu hộ đã tìm được V.K, đưa vào bờ sơ cứu, đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng V.K đã tử vong sau đó. Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan CSĐT TP.Phan Thiết đã đến hiện trường để làm rõ vụ việc.Thời điểm các em học sinh xuống tắm, biển có gió lớn, sóng cao. Được biết, V.K là một học sinh giỏi của Trường THPT Xuân Thọ. Ngày 3.2 vừa qua, hiệu trưởng Trường THPT Xuân Thọ đã tặng giấy khen cho em về thành tích đạt giải ba môn Địa lý trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai tổ chức.
Nữ chính 'Đóa hoa mong manh' ly hôn chồng trong 'Mình yêu nhau, bình yên thôi'
Việc cung cấp chính sách ưu đãi cho những ngành sản xuất, thương mại đặc thù là cách để các ngân hàng minh chứng cho cam kết đồng hành cùng với doanh nghiệp, lực lượng có đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế. Thường thì mỗi ngân hàng sẽ tập trung cung cấp chính sách ưu tiên cho một số lĩnh vực nhất định, vừa giúp tiết kiệm chi phí và đồng thời cũng tối ưu hóa nguồn lực hơn so với việc áp dụng dàn trải.Với lợi thế là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp SME hơn 10 năm qua, VPBank thấu hiểu và tự tin cung cấp hàng loạt các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề, để đảm bảo khách hàng dễ tiếp cận chính sách và lợi ích để kịp thời thiết lập phương án sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và có thể thích nghi với những đợt biến động của thị trường.Đơn cử như chính sách dành cho khối doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN). VPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai gói cho vay vốn thuê/mua bất động sản cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động tại các khu vực này với lãi suất chỉ từ 0,6%/tháng. Đối với các DN vay với mục đích đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng sẽ được hưởng ân hạn trả gốc lên đến 18 tháng, giúp DN ổn định dòng tiền, giảm áp lực thanh toán gốc để tập trung vào mục đích xây dựng, sửa chữa…; còn với mục đích bổ sung vốn lưu động thì có cơ chế lãi suất hấp dẫn, ưu đãi giảm lãi suất hơn các khoản vay thông thường.Điểm đặc biệt hơn nữa là chính sách ưu đãi này của VPBank chấp nhận tài sản đảm bảo (TSĐB) là hợp đồng thuê/mua BĐS KCN, CCN, với hạn mức cho vay lên tới 70% giá trị hợp đồng và thời hạn vay lên tới 20 năm.Đối với DN sản xuất-kinh doanh-cung ứng trong ngành gạo, VPBank cung cấp giải pháp cấp tín dụng vay vốn, phát hành Thư tín dụng, Bảo lãnh, Chiết khấu, Thấu chi, Bao thanh toán … cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo thông thường hoặc theo các chương trình thu mua lúa gạo dự trữ quốc gia.Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có doanh thu lớn được cấp hạn mức với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm tối đa lên tới 50 tỉ đồng, đồng thời, hạn mức này sẽ được tăng lên tối đa tới 150 tỉ đồng, trường hợp khách hàng bổ sung thế chấp thêm phần tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Với các doanh nghiệp cung ứng, kinh doanh khác, các tỷ lệ tương ứng là 10 tỉ đồng đối với phần giá trị hạn mức không tài sản bảo đảm & 70 tỉ đồng đối với phần hạn mức không tài sản bảo đảm và có bổ sung thế chấp quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.Có thể thấy năm 2024, Việt Nam có sự đột phá về xuất khẩu gạo và cần giữ vững vị thế trong những năm tiếp theo. Theo dự báo, năm 2025 xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ dồi dào hơn, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp sẽ cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, tăng cường các giống lúa chất lượng cao, ứng phó với hạn mặn và biến đổi khí hậu…. Theo đó, việc tạo chính sách hỗ trợ ngành Gạo của các ngân hàng là điều hết sức cần thiết giúp doanh nghiệp linh hoạt trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu của mình.Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Dệt may cũng được VPBank kịp thời bổ sung vào danh mục ưu đãi. Theo đó, kể từ tháng 7.2024, doanh nghiệp dệt may được VPBank xét cấp hạn mức tín dụng lên tới 100 tỉ đồng, nếu doanh nghiệp thế chấp bằng quyền đòi nợ hình thành trong tương lai, hoặc trường hợp doanh nghiệp thiếu tài sản bảo đảm thì vẫn có cơ sở được xét duyệt cấp hạn mức một cách linh hoạt. Trường hợp doanh nghiệp có TSBĐ là quyền đòi nợ từ các hợp đồng gia công đầu ra thì tỷ lệ cấp hạn mức lên tới 80% giá trị hợp đồng. Nếu doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản và quyền sử dụng đất thì hạn mức được tăng thêm 10%. Mục đích phê duyệt vay vốn rất đa dạng, từ mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng đến bổ sung vốn lưu động đều được xét duyệt để cấp hạn mức cao tại VPBank.Lĩnh vực Dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế cũng nhận được sự "trợ lực" đặc biệt đến từ VPBank. Với các doanh nghiệp có thâm niên hoạt động, tỷ lệ phần giá trị hạn mức tín chấp tối đa được cấp tương đương 20% doanh thu của năm liền trước, cao nhất lên tới 50 tỉ đồng hoặc lên tới 100 tỉ đồng (nếu Doanh nghiệp cung cấp bổ sung tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai).Doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp cấp tín dụng phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, như dùng sản phẩm bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu cấp thuốc, thiết bị y tế định kỳ hằng năm, hay phát hành thư tín dụng, phát hành bảo lãnh, bao thanh toán với hoạt động cung cấp dược, vật tư và thiết bị y tế tới các bệnh viện. Với gói tài trợ bao thanh toán, Doanh nghiệp có thể đề xuất tài trợ tới 95% giá trị hóa đơn, hoặc bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng (với tỷ lệ thiếu TSBD được chấp thuận lên tới 100%). Đặc biệt, nếu sử dụng sản phẩm phát hành LC (thư tín dụng), DN chỉ cần ký quỹ từ 5-10%..Đây là những điều kiện vô cùng ưu đãi mà một tổ chức tài chính như VPBank cung cấp cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới của mình, dù việc vận hành và kiểm soát rủi ro không hề đơn giản."Từ kinh nghiệm dày dặn trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khối doanh nghiệp, VPBank có thể triển khai áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi dành cho đa dạng các ngành. Bên cạnh đó, việc thường xuyên gần gũi, lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp là động lực giúp VPBank hoàn thiện các chính sách sản phẩm của mình. Kinh nghiệm vận hành cộng với đội ngũ kinh doanh thiện chiến và có năng lực tư duy cao đã giúp cho VPBank không chỉ tự tin triển khai chính sách tốt nhất thị trường mà còn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả. Trong tương lai, tổ chức tài chính nào càng linh hoạt trong chính sách sản phẩm thì sẽ càng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường", đại diện lãnh đạo VPBank cho biết.Doanh nghiệp quan tâm đến các chính sách sản phẩm của VPBank có thể tham khảo thông tin chi tiết tại https://smeconnect.vpbank.com.vn/dangky/vay-doanh-nghiep-nganh hoặc liên hệ với tổng đài 1900 234 568 để được tư vấn.
Kỹ thuật TAVI, hay thay van động mạch chủ qua da là kỹ thuật tiên tiến để điều trị hẹp van động mạch chủ của người bệnh. Thay van tim nhưng không gây mê toàn thân, không mở ngực, mở tim của người bệnh. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, phù hợp cho những bệnh nhân mắc hẹp động mạch chủ nặng hoặc rất nặng, bệnh nhân tuổi cao, sức yếu, có bệnh nền.Sau phẫu thuật TAVI, bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Ông Trần Văn Chỉ đến thăm khám từ năm 2022 với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, được chẩn đoán hẹp van động mạch chủ lên đến 80%, ở mức rất nặng. Ông nhập viện tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM và được điều trị bằng kỹ thuật TAVI. Sau khi xuất viện, ông Trần Văn Chỉ trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với sức khỏe ngày càng cải thiện.Dù TAVI là phương pháp ưu việt để điều trị hẹp van động mạch chủ, giải pháp này không thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, mỗi bệnh nhân có một đặc thù khác nhau, do đó, các bác sĩ cần có sự phối hợp để quyết định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Nhật Kim Anh: Tôi tiếc nuối vì không có một gia đình trọn vẹn
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.